Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào
| 606 views

Giải trí – Thuỷ đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là đã có thể bị lây. Hãy xem Tintuc247 sau để biết được chi tiết bệnh thủy đậu nhé.

Triệu chứng

Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virus xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13-15 ngày. Trẻ vẫn ăn, tham gia hoạt động vui chơi bình thường, nếu cha mẹ lơ là sẽ không nhận ra thân nhiệt trẻ có thay đổi hoặc trẻ gãi ngứa trên người. Có khi phụ huynh tình cờ phát hiện một vài nốt lốm đốm đỏ trên đầu hay ở tay trẻ nhưng nghĩ rằng do côn trùng cắn nên chỉ rửa tay và thoa thuốc, vô tình làm bệnh lan nhanh hơn.

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Lúc đầu nốt đậu có màu trong, sau đó chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Thoạt đầu trông mụn như giọt nước, nếu lấy ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt phẳng nhăn lại. Mụn có thể mọc thưa nhưng đôi khi mọc chi chít ngay cả ở niêm mạc miệng hay kết mạc mắt. Vì mụn không mọc cùng một lúc mà chia thành từng đợt cách nhau, nên có rất nhiều loại mụn trên cơ thể, nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ hay đã đóng vảy.

Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng thì bệnh thường nặng hơn, các nốt phỏng dễ bị loét hoặc hoại tử. Trẻ có thể bị viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm màng não nước trong.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào

• Trong thời kỳ đầu của bệnh thủy đậu, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi người bệnh ho.

• Trong giai đoạn sau đó, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của các mụn nước.

• Bệnh rất hay lây đối với người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hoặc chưa bao giờ được chủng ngừa.

• Người bệnh sẽ lây lan cho người khác trong từ một hay hai ngày trước khi nổi mẩn đỏ (tức là trong giai đoạn bị sổ mũi) và có thể đến năm ngày sau đó (khi các mụn nước đã đóng vảy cứng).

• Khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ), cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng miễn dịch và người ta hiếm khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hai lần.