Sai lầm không thể phạm phải khi dùng tã cho bé
| 396 views

Những sai lầm trong việc thay tã sẽ làm ảnh hưởng đến sự thoải mái cũng như phát sinh thêm các vấn đề về sức khỏe cho bé, vì thế việc thay tã cho bé không nên phạm phải một sai lầm nào. Các mẹ lưu ý nhé!

Tham khảo thêm trang chủ của tã Moony tại đây: https://vn.moony.com/vi/home.html

Sai lầm không thể phạm phải khi dùng tã cho bé

Việc sử dụng bỉm cho trẻ sơ sinh ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên không ít mẹ thiếu hiểu biết và mắc sai lầm khi dùng bỉm và vệ sinh cho trẻ sơ sinh.

Hiện nay, các sản phẩm tiện ích giúp việc nuôi con nhỏ của các mẹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên các mẹ đôi khi chủ quan, không cẩn thận trong tìm hiểu và sử dụng các công cụ hỗ trợ này.

Một trong số đó là những sai lầm khi sử dụng bỉm và vệ sinh cho trẻ và có thể gây những tác hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Hãy cùng điểm những sai lầm và cách khắc phục những sai lầm mẹ thường mắc phải khi dùng bỉm cho bé nhé.

1. Dùng bỉm trong thời gian quá dài

Một trong những sai lầm phổ biến của các mẹ đó là đóng bỉm cho con trong thời gian quá dài. Bé sơ sinh tiểu tiện thường xuyên, nước tiểu và các chất cặn bã từ cơ thể bé thải ra sẽ đọng lại trên bỉm. Đó chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và các loại nấm sinh sôi và phát triển. Từ đó sẽ dẫn tới việc bé bị hăm, loét, viêm da gây tổn thương cho làn da của bé.

Đặc biệt, sử dụng bỉm ẩm ướt lâu còn sẽ làm viêm kẽ bẹn trẻ do nấm candida. Nguy hiểm nhất là bé sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, nếu con không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới suy thận.

Giải pháp cho mẹ là hãy để thay bỉm cho bé thường xuyên, thời gian chuẩn là từ 4 – 6 tiếng. Tuy nhiên tùy lượng nước tiểu của con hoặc nếu bé đại tiện thì cần phải vệ sinh và thay bỉm ngay cho bé.

2. Vệ sinh sai cách khi mặc bỉm cho trẻ

Bé cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi mặc bỉm và mẹ chỉ nên dùng nước sạch, nước đun sôi để nguội để vệ sinh cho con. Tuyệt đối mẹ không dùng nước muối, nước trà xanh để rửa cho con.

Mẹ cũng cần chú ý dùng khăn khô, sạch để lau khô cho bé sau khi vệ sinh. Mẹ chỉ mặc bỉm cho bé khi mông và bẹn con đã khô hoàn toàn. Mẹ không được dùng phấn rôm để thoa vào các vùng sâu bên trong. Trường hợp bé bị hăm loét, viêm da thì cần được khám chuyên khoa và cần sử dụng các loại thuốc ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.

3. Sử dụng các loại bỉm một cách tùy tiện

Khi sử dụng các loại bỉm kém chất lượng bé sẽ dễ bị nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da, viêm loét mãn tính. Hoặc các mẹ thiếu chú ý khi dùng lại bỉm bé đã thay ra. Các loại bỉm này có thể  truyền bệnh ngược từ bên ngoài vào cơ thể con, gây nguy hiểm vì viêm nhiễm nặng cơ quan sinh dục, vô sinh….

Vì vậy, mẹ cần những loại bỉm có chất lượng đảm bảo. Trong khi mặc bỉm cho con mẹ cần để ý kiểm tra xem bé có dị ứng, mẩn ngứa hay hăm đỏ trong quá trình sử dụng hay không. Nếu thấy những biểu hiện lạ trên da bé hoặc bé quấy khóc nhiều thì mẹ cần lập tức đổi loại bỉm cho con. Nếu mặc lại bỉm cho con mẹ cần chú ý không bị ẩm ướt hay để quá lâu.

4. Đóng bỉm thường xuyên khi con đã lớn.

Bé càng lớn số lần đi vệ sinh của trẻ sẽ thưa dần. Đồng thời, mẹ cũng có thể chủ động cho con đi vệ sinh và giảm dần thời gian sử dụng bỉm của bé. Nếu con được đóng bỉm thường xuyên sẽ gây thói quen bài tiết tự động trong bỉm, con sẽ mất phản xạ biết gọi và dẫn tới tật tè dầm khi lớn.

Mẹ hãy chịu khó để ý thời gian và cho con đi vệ sinh thành nếp và dần chỉ cho bé đóng bỉm khi đi ngủ. Việc giảm sử dụng bỉm không chỉ tốt cho con mà còn giúp mẹ tiết kiệm tiền mua bỉm.

Đối với bé trai, việc dùng bỉm thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho tinh hoàn của con. Vì khi mặc bỉm bó sát vào cơ thể bé và bí hơi sẽ dễ làm cho nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C, trong khi đó nhiệt độ thích hợp cho tinh hoàn bé trai là khoảng 34 độ C. Mẹ càng giảm sử dụng bỉm khi bé lớn dần sẽ càng tốt cho con, và tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng sau này. Các mẹ cũng chỉ nên cho con mặc bỉm đến tối đa ba tuổi thôi nhé.